Thừa cân béo phì là một trong những vấn đề không hiếm gặp ở trẻ em từ 5 tuổi trở lên. Nhiều bậc phụ huynh lo ngại tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này. Vậy xây dựng thực đơn cho trẻ béo phì 5 tuổi trở lên thế nào vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa không gây tăng cân, tích tụ mỡ xấu trong người? Tìm hiểu cùng phòng khám SV trong bài viết sau đây nhé!
1. Hậu quả khi trẻ bị thừa cân béo phì
Trong cuộc sống hiện đại, trẻ từ 5 tuổi trở lên rất dễ gặp những vấn đề nguy hại về sức khỏe, đặc biệt là thừa cân hay béo phì. Nếu không điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu cho sự phát triển của trẻ cả hiện tại và về sau này:
- Trẻ béo phì rất dễ mắc huyết áp cao, gan nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa mỡ máu hoặc tiểu đường
- Mắc các bệnh xương khớp như đau lưng, thoái hóa khớp sống
- Trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa
- Dễ gặp các bệnh mãn tính như đái tháo đường, tim mạch,…
- Trẻ bị béo phì rất dễ tự ti, kém giao tiếp, thu mình, nguy cơ cao mắc các bệnh về tâm lý,…

2. Xây dựng thực đơn cho trẻ béo phì 5 tuổi trở lên cần lưu ý điều gì?
- Hạn chế đồ ăn ngọt từ các loại bánh, kẹo, chè, nước ngọt.
- Ăn nhiều trái cây ít đường như thanh long, bưởi, cam, ổi,…
- Dạy bé việc ăn chậm nhai kỹ và tạo thói quen
- Chế biến đồ ăn cho trẻ nên hạn chế các loại dầu mỡ, thay đồ chiên xào bằng đồ luộc, kho hoặc nấu canh
- Cho bé ăn đủ bữa, không nên ăn quá no hoặc quá đói
- Bổ sung canxi cho bé giúp hỗ trợ phát triển xương khớp săn chắc hơn
- Nhắc bé uống nước nhiều mỗi ngày để hỗ trợ trao đổi chất, tuần hoàn máu
3. Thực đơn cho trẻ béo phì 5 tuổi đến 10 tuổi
Dưới đây là một số gợi ý thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì từ 5 tuổi mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo:
3.1 Thực đơn cho trẻ béo phì 5 tuổi
- Bữa sáng: 1 chiếc bánh mì pate & hoa quả
- Bữa trưa: nửa bát cơm, 1 quả trứng rán, 1 bát nhỏ canh
- Bữa tối: nửa bát cơm, thịt xào súp lơ
3.2 Thực đơn cho trẻ béo phì 7 tuổi
Thực đơn 1
- Bữa sáng: Bánh cuốn, Hoa quả: táo, đu đủ, bưởi,…
- Bữa trưa: Nửa bát cơm, tôm nấu bí xanh
- Bữa tối: 1 tô bún thịt, 2 quả táo
Thực đơn 2
- Bữa sáng: 1 bát phở nhỏ, hoa quả
- Bữa trưa: Nửa bát cơm, rau xanh, thịt băm
- Bữa tối: nửa bát cơm, thịt luộc, canh bâu hoặc canh rau muống
3.3 Thực đơn cho trẻ béo phì 9 tuổi
Thực đơn 1
- Bữa sáng: xôi, hoa quả: cam, nho, táo,…
- Bữa trưa: Nửa bát cơm, thịt đậu cà chua, dưa hấu
- Bữa tối: Tôm hấp, miến xào, hoa quả hoặc 1 hộp sữa chua ít đường
Thực đơn 2
- Bữa sáng: 1 ly sữa, 1 bát cháo thịt bằm
- Bữa trưa: Nửa bát cơm, rau xanh, thịt gà phần ức, hoa quả
- Bữa tối: Nửa bát cơm, thịt xào súp lơ
3.4 Thực đơn cho trẻ béo phì 10 tuổi
Thực đơn 1
- Bữa sáng: Bún riêu, táo
- Bữa trưa: Canh chua, cá lóc nấu canh chua, hoa quả
- Bữa tối: Thịt kho củ cải, rau xanh, cơm trắng
Thực đơn 2
- Bữa sáng: Bánh giò, hoa quả
- Bữa trưa: Nửa bát cơm, cá hấp, 1 ly nước ép
- Bữa tối: Canh cua mồng tơi, thịt luộc, nửa bát cơm
4. Tổng kết
Xây dựng một thực đơn ăn uống hợp lí là những điều mà các bậc cha mẹ nên áp dụng cho trẻ khi đang gặp tình trạng thừa cân béo phì. Đầu tiên cần xác định được nguyên nhân gây béo phì để có biện pháp điều chỉnh phù hợp với cơ địa.
Khi bắt đầu kế hoạch giảm cân và xây dựng thực đơn cho trẻ béo phì 5 tuổi trở lên việc tạo thói quen cho trẻ về chế độ ăn, những đồ ăn nên bổ sung, thời gian luyện tập thể dục sẽ khiến cho trẻ cảm thấy hứng thú và có động lực giảm cân hơn.
Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả giảm cân của trẻ. Hãy đồng hành cũng trẻ để đạt được mục tiêu bạn nhé!